Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi. Sau đó ít năm, người cha cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Tấm phải làm lụng quần quật suốt ngày; còn Cám được mẹ nuông chiều, chưoi dông dài ngày này qua ngày kia.
Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giở, bảo ra đồng bắt tép, ai đầy giở thì được thưởng một cái yếm đỏ. Tấm ra đồng không quản nắng, mải mướt hớt được đầy một giỏ vừa tôm vừa tép.
Truyện cổ tích Việt Nam luôn hướng tới sự công bằng, phấn đấu vì một xã hội tốt đẹp, truyện Tấm Cám cũng vậy, Tấm hiền lành, xinh đẹp, chịu nhiều đau thương, cuối cùng cũng được hưởng cuộc sống hạnh phúc bên người mà mình yêu thương, một sự chứng minh cho quan niệm "ở hiền thì gặp lành". Còn Cám và mẹ của mình sống tàn ác, lúc nào cũng nghĩ đến hãm hại người khác đã phải chịu sự trừng phạt thích đáng. Phải thừa nhận rằng truyện cổ tích Tấm Cám là một trong những câu chuyện cổ tích hấp dẫn nhất trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Không gian thay đổi liên tục từ làng quê, nông thôn, cuộc sống nghèo khổ đến cung điện, cuộc sống sung túc, lễ hội tưng bừng. Kết cấu truyện Tấm Cám hấp dẫn, nhiều nút thắt, pha chút kỳ bí. Tấm sau khi bị Cám hại chết đã lần lượt biến thành chim Vàng Anh, hóa thân thành quả Thị, rồi thành người con gái xinh đẹp của bà lão bán nước. Mỗi lần hóa thân Tấm lại xinh đẹp thêm bội phần. Truyện cổ tích Tấm Cám còn nói về tục ăn trầu, têm trầu cánh phượng của người Việt Nam từ xa xưa...Khi vị vua đến nhà chơi, bà lão đã sai con gái (chính là Tấm hóa thân) têm trầu mời khách, tình tiết truyện nói lên phong tục của người Việt Nam, khách đến nhà, chủ mời trầu trân trọng - "miếng trầu là đầu câu chuyện"...
Tóm lại, đây là câu chuyện dân gian phản ánh đa dạng cuộc sống, khát vọng của người Việt Nam, truyền từ đời này sang đời khác và trên hết câu chuyện Tấm Cám vẫn còn giá trị tinh thần rất lớn trong xã hội hiện đại ngày nay.
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon